Thông báo
Làm sạch tất cả
𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐡𝐨̛𝐧 𝐒𝐚𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?
Hội Nhơn Sanh là hội nghị của các đại biểu nhơn sanh gồm: đại biểu của hạng Đạo hữu (đối phẩm Địa Thần), đại biểu của hạng Bàn Trị Sự (đối phẩm Nhơn Thần), đại biểu của hạng Lễ Sanh (đối phẩm Thiên Thần).
Hội Nhơn Sanh còn là đại biểu của các hạng chúng sanh: kim thạch, thảo mộc, thú cầm, nhơn loại, bởi vì trong chúng sanh thì nhơn loại tiến hóa và linh hơn tất cả, nên làm đầu chúng sanh.
Cho nên, Hội Nhơn Sanh đại biểu cho 5 phẩm chơn hồn: kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, Nhơn hồn và Thần hồn.
Hội Nhơn Sanh cùng với Hội Thánh và Thượng Hội hợp thành ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, tức cơ quan Lập Pháp của đạo Cao Đài.
𝐀𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐜𝐡𝐮̉ 𝐭𝐨̣𝐚 𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐡𝐨̛𝐧 𝐒𝐚𝐧𝐡?
Chiếu theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ 4, điều thứ 7 của Ðức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp thì Thượng Chánh Phối Sư làm Nghị Trưởng của Hội Nhơn Sanh.
Nội luật Hội Nhơn Sanh quy định: “… Nghị Trưởng vắng mặt vì bận việc, hoặc phải hành đạo phương xa, hoặc bị đau ốm, thì Phó Nghị Trưởng đủ quyền thay thế.
… Còn như Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng vắng mặt, hoặc đến trễ thì hai Nghị Viên chức lớn, hoặc lâu cũ hơn hết, ngồi Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng.”
Hoặc trừ ra Thượng Chánh Phối Sư Nghị Trưởng giao quyền Nghị Trưởng chủ tọa Hội Nhơn Sanh của mình cho ai khác thì vị đó mới đặng quyền ngồi ghế Nghị Trưởng để chủ tọa Hội Nhơn Sanh.
𝐀𝐢 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐝𝐮̛̣ 𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐡𝐨̛𝐧 𝐒𝐚𝐧𝐡?
Được quyền dự Hội Nhơn Sanh có ba hạng:
1. Các vị Lễ Sanh Đầu Tộc Đạo.
2. Các Nghị viên.
3. Các Phái viên.
- Lễ Sanh làm đầu nhơn sanh, nên các vị Lễ Sanh Đầu Tộc Đạo phải có mặt trong Hội Nhơn sanh.
- Nghị viên là đại biểu của ba hạng: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự. Lấy đơn vị bầu cử là Tộc Đạo:
Các vị Chánh Trị Sự đương quyền trong Tộc Đạo bầu ra 1 đại biểu Chánh Trị Sự.
Các vị Phó Trị Sự đương quyền trong Tộc Đạo bầu ra 1 đại biểu Phó Trị Sự. Các vị Thông Sự đương quyền trong Tộc Đạo bầu ra 1 đại biểu Thông Sự.
Như vậy trong một Tộc Đạo có 3 Nghị viên: 1 Chánh Trị Sự, 1 Phó Trị Sự, và 1 Thông Sự.
- Phái viên là đại biểu các Đạo hữu trong Tộc Đạo.
Trong Tộc Đạo, cứ 500 Đạo hữu thì bầu ra 1 Phái viên. Thí dụ như trong Tộc Đạo có 800 Đạo hữu nam phái thì được bầu ra 1 Phái viên nam phái. (Nếu có 980 Đạo hữu nam phái thì cũng chỉ bầu ra 1 Phái viên mà thôi, vì vẫn chưa tới số 1000).
Đối với nữ phái, số Nghị viên và Phái viên bên nam phái thế nào thì số Nghị viên và Phái viên nữ phái cũng y như thế.
Nhiệm kỳ của Nghị viên là Phái viên là 3 năm.
Ngoài ra, không bất kỳ một vị chức sắc, chức việc nào của Phước Thiện hay Hiệp Thiên Đài (trừ vị được Hội Thánh HTĐ phái sang Hội Nhơn Sanh để bảo thủ Luật Pháp Đạo) hay các cơ quan Đạo nào khác ngoài các vị Lễ Sanh Đầu Tộc Đạo, Nghị Viên, Phái Viên Nhơn Sanh được quyền dự Hội Nhơn Sanh.
𝐓𝐨̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐡𝐨̛𝐧 𝐒𝐚𝐧𝐡:
Tất cả các Đại biểu nam nữ của Hội Nhơn Sanh họp chung với nhau, chỗ ngồi phân biệt hai bên nam nữ.
1. Nghị trưởng: Thượng Chánh Phối Sư.
2. Phó Nghị trưởng: Nữ Chánh Phối Sư.
3. Từ hàn:
- 1 Nghị viên nam
- 1 Nghị viên nữ.
4. Phó Từ hàn:
- 2 Nghị viên nam
- 2 Nghị viên nữ.
5. Tất cả các Lễ Sanh Đầu Tộc Đạo, các Nghị viên và Phái viên đều là Hội viên của Hội Nhơn Sanh, có quyền bàn cãi và bỏ thăm biểu quyết.
6. Một Chức sắc Hiệp Thiên Đài được cử tới dự Hội Nhơn Sanh để chứng kiến và giữ cho cuộc hội nhóm của Hội không phạm đến Luật Đạo. Vị nầy không đặng biểu quyết.
Đức Thanh Tâm Tài Nữ dạy: “Bàn hội nào mà luận thi hành việc Đạo thiếu mặt Hiệp Thiên Đài thì theo Thiên ý, việc thi hành ấy trái chánh sách của Đạo, phải kể như việc tư mà thôi.”
𝐏𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐡𝐨̛𝐧 𝐒𝐚𝐧𝐡:
Hội Nhơn Sanh mỗi năm nhóm họp một lần vào ngày 15 tháng giêng, để bàn cãi các việc sau đây:
1. Giáo hóa nhơn sanh.
2. Liệu phương hay cho Đạo và Đời không phản khắc nhau và nâng cao tinh thần trí thức của nhơn sanh.
3. Phổ độ nhơn sanh vào cửa Đạo, dìu dắt tín đồ trọn tuân các luật pháp của Đạo.
4. Sửa cải, thêm bớt hay hủy bỏ những luật lệ của nhơn sanh không còn phù hạp.
5. Lo cho nền Đạo được điều hòa và đủ phương tiện đặng phổ thông chơn đạo.
6. Xem xét tài chánh, kiểm tra tài sản của Đạo, phỏng định số thâu xuất trong năm tới.
7. Xem xét sổ cầu phong và cầu thăng của Chức việc và Chức sắc.
𝐁𝐚𝐧 𝐔̉𝐲 𝐯𝐢𝐞̂𝐧:
Sau khi khai mạc Đại Hội Nhơn Sanh, Nghị Trưởng trình bày chương trình nghị sự xong thì toàn hội chọn cử ra 4 Ban Ủy viên ngánh theo phái đặng thảo luận các vấn đề cho được cặn kẽ và thấu đáo:
1) Ban Ủy viên phái Thái.
2) Ban Ủy viên phái Thượng.
3) Ban Ủy viên phái Ngọc.
4) Ban Ủy viên Nữ phái.
Số hội viên của Hội Nhơn Sanh được chia đều cho 4 Ban Ủy viên nầy.
Mỗi Ban Ủy viên cử: 1 Nghị trưởng, 1 Phúc sự viên.
𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐠𝐚́𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐱𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐇𝐨̣̂𝐢 𝐍𝐡𝐨̛𝐧 𝐬𝐚𝐧𝐡.
Nội luật Hội Nhơn Sanh quy định: “Lập một Hội Ngánh Thường Xuyên đặng bàn tính các điều thường ngoại Chương Trình, với việc trọng hệ cần yếu xảy ra thình lình, nhứt là việc Thượng Chánh Phối Sư hoặc Chức Sắc nào mà Hội Thánh cho quyền thông công với Chánh Phủ. Thượng và Nữ Chánh Phối Sư cũng làm Chánh, Phó Nghị Trưởng; Từ Hàn Chánh, Phó nam nữ cũng lãnh y phận sự Nghị Viên… .”
Mỗi Châu Đạo chọn 1 Nghị viên nam và 1 Nghị viên nữ tham dự Hội Ngánh.
Một Chức sắc HTĐ chứng kiến, bảo thủ luật pháp.
Hội Ngánh thường xuyên Hội Nhơn Sanh nhóm mỗi năm 3 lần: mùng 6 tháng 4; 13 tháng 8; 13 tháng 10.
𝐁𝐚𝐧 𝐔̉𝐲 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐱𝐞𝐦 𝐱𝐞́𝐭 𝐓𝐚̀𝐢 𝐂𝐡𝐚́𝐧𝐡.
Nội luật Hội Nhơn Sanh quy định:
“Hội Ngánh Thường Xuyên chọn 3 Nghị Viên Nam và 3 Nghị Viên Nữ, đặng mỗi kỳ nhóm lệ thường xuyên, ba ngày trước bữa nhóm xem xét sổ sách của Hộ Viện, rồi lập Tờ Phúc đem ra trình cho Hội.
Mỗi kỳ nhóm lệ, thì Nghị Viên lãnh làm Kiểm Soát phải đến Tòa Thánh trước 3 ngày đặng có thì giờ xem xét sổ sách.”
(Từ Facebook Sử Kiến nguyên)
Chủ đề này đã được sửa đổi3 năm Trước đây bởi... từ Facebook
Người bắt đầu chủ đề Đã đăng : 20/05/2022 12:20 sáng